-
- Tổng tiền thanh toán:
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm và những lưu ý quan trọng
Lau dọn bàn thờ cuối năm giúp xua đuổi những vận xấu trong năm cũ và mở cửa đón may mắn, tài lộc, phúc phần trong năm mới. Xem ngay cách lau dọn bàn thờ đúng chuẩn.
Tác giả: Nguyễn Tảo Ngày đăng: 21/12/2021
Lau dọn bàn thờ dịp cuối năm là việc quan trọng mà mỗi gia đình cần phải làm, mang ý nghĩa giúp xua đuổi những vận xui của năm cũ và để chào đón may mắn, tài lộc cho năm mới. Nhưng cách lau dọn bàn thờ gia tiên như thế nào để không phạm kiêng kị thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Đồ gỗ Ngọc Tú sẽ cùng bạn tìm hiểu các bước lau dọn bàn thờ và những điều gia chủ cần lưu ý.
1. Thời điểm thích hợp để lau dọn bàn thờ cuối năm
Vệ sinh bàn thờ là việc vô cùng quan trọng, do đó gia chủ cần chọn làm vào ngày tốt để thuận lợi cho gia đình và công việc. Dịp cuối năm, việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện rau rằm tháng Chạp (rằm tháng 12 âm lịch) hoặc sau ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng 12 âm lịch).
Việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ và trang trí bàn thờ ngày tết giúp gia chủ thể hiện lòng thành, tâm đức của mình với các vị thần linh, thổ địa và ông bà tổ tiên.
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm
2. Các vật dụng cần chuẩn bị trước khi vệ sinh bàn thờ
-
Nước: gia chủ không nên sử dụng nước máy để lau bàn thờ mà nên sử dụng nước đun hoa hồi, quế chi để nguội. Nước hoa hồi sẽ có mùi thơm đặc trưng, thể hiện lòng thành kính của gia chủ và mang lại không khí trang nghiêm của gian thờ.
-
Khăn sạch: Khi lau dọn bàn thờ, nên chuẩn bị một chiếc khăn sạch sẽ, còn mới để lau dọn, không dùng giẻ lau để lau vì sẽ gây ô uế gian thờ.
-
Lễ vật: Vì khi lau dọn bàn thờ cần phải xê dịch các đồ cúng lễ, do đó gia chủ cần thắp hương xin phép tổ tiên trước khi tiến hành vệ sinh. Chính vì vậy, gia chủ cần chuẩn bị đồ cúng lễ như hoa quả, nến, tiền vàng, hương hoa…
3. Cách lau dọn bàn thờ chi tiết nhất
Bước 1: Thắp hương xin phép trước khi lau dọn bàn thờ
Đây là việc cần thiết để thông báo cho các vị thần linh, thổ địa, tổ tiên về việc lau dọn, tránh gây động bàn thờ. Gia chủ thắp 3 nén hương để xin phép tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ.
Bước 2: Dọn dẹp ban thờ
Nhấc các đồ thờ trên mặt bàn thờ xuống một chiếc bàn sạch sẽ để tiến hành lau dọn bàn thờ. Đồ thờ nên được phân loại, tránh để chồng lên nhau. Việc di chuyển đồ thờ phải thật nhẹ nhàng, tránh đổ vỡ.
Bước 3: Lau sạch bàn thờ
Sử dụng khăn sạch lau tàn hương và bụi, mạng nhện trên bàn thờ và các đồ thờ. Sau đó làm ướt khăn bằng nước hoa hồi và lau lại thật sạch.
Bước 4: Tỉa chân hương
Nhẹ nhàng rút từng chân nhang trong bát hương ra để vào 1 cái hộp giấy. Giữ lại 3, 5 hoặc 7 chân nhang làm dấu. Bạn hãy gạt hết tàn hương trên bát nhang, tránh làm dịch chuyển, đổ vỡ. Sau khi đã tỉa xong chân hương, bạn nên hóa chân hương trong hộp.
Bước 5: Sắp xếp lại đồ cúng
Sau khi dọn dẹp và lau dọn sạch sẽ, cần sắp xếp lại các đồ cúng lễ vào đúng như vị trí ban đầu.
Các bước lau dọn bàn thờ và những điều kiêng kỵ
4. Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ
-
Để hoa quả héo úa, hư hỏng trên ban thờ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ
-
Không lau chùi thường xuyên: Sau mỗi lần thắp hương, tàn hương có thể vương vãi lên mặt tủ thờ và cần phải lau sạch sau mỗi lần cúng bái.
-
Tránh đổ nước ra bàn thờ
-
Không dùng đèn nhấp nháy: Nên dùng đèn dầu hoặc thắp 1 cây nến nhỏ khi thắp hương. Sau khi thắp hương xong nên tắt toàn bộ đèn, nến trên bàn thờ để tránh gây hỏa hoạn.
-
Loại bỏ toàn bộ chân nhang: Đây là những điều tối kị khi lau dọn bàn thờ. Do đó, cần phải giữ lại chân nhang làm dấu để tránh ảnh hưởng đến vượng khí, tài lộc của gia đình.
Trên đây là cách lau dọn bàn thờ cuối năm cũng như những lưu ý và kiêng kỵ khi vệ sinh bàn thờ. Gia chủ cần lưu ý và tránh phạm phải những điều kiêng kị để tránh xa vận xấu. Nếu quý khách đang có ý định mua bàn thờ, tủ thờ đẹp hiện đại cho chung cư, nhà phố thì hãy ghé thăm Đồ gỗ Ngọc Tú tại 1128E Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội hoặc gọi Hotline 0974.112.813 để được tư vấn và giao hàng tận nơi.